Đánh giá Việt_Nam_Cộng_hòa

Quan điểm của đối phương

Theo quan điểm của đối phương tức Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamViệt Nam Dân chủ Cộng hòa thì họ không công nhận sự hợp pháp của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Họ xem nó chỉ là một thứ "quốc gia giả hiệu" để Hoa Kỳ hợp thức hóa mưu đồ chia cắt Việt Nam của Mỹ.[117]

Cũng theo quan điểm của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa được Hoa Kỳ lập ra để "dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam", ngăn chặn phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, khống chế, dập tắt các cuộc đấu tranh cách mạng ở nông thôn, bình định đồng bằng, lập ấp chiến lược để dồn dân, chiếm đóng, khống chế quần chúng. Hoa Kỳ thí nghiệm cuộc chiến tranh đó để rút kinh nghiệm đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, đe doạ các nước mới giành được độc lập, bắt các nước đó phải chấp nhận chủ nghĩa thực dân mới.[118] Do vậy một phần lớn người dân miền Nam không ủng hộ Việt Nam Cộng hòa mà đã đi theo phong trào Đồng khởi giành chính quyền[119] Các chiến lược chiến tranh của Hoa Kỳ và kế hoạch lập "Ấp chiến lược" của Việt Nam Cộng hòa đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của người dân miền Nam nên đã phá sản.[120] Lực lượng vũ trang của quân Giải phóng có thể đánh nhiều trận táo bạo, có hiệu suất cao cũng là nhờ có sự hỗ trợ của nhân dân miền Nam.[121] Vùng quân Giải phóng kiểm soát nhờ đó được mở rộng, chiếm phần lớn lãnh thổ miền Nam, trở thành hậu phương trực tiếp và vững chắc giúp họ đương đầu được với quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa.[122]

Đài Tiếng nói Việt Nam - cơ quan phát thanh quốc gia của Việt Nam nhận định:

"Chính nghĩa không thuộc về chế độ "Việt Nam Cộng hòa". Ngay từ đầu, chính thể "Việt Nam Cộng hòa" đã không có một cơ sở pháp lý vững vàng nào. Mãi tới tận năm 1955 nó mới ra đời một cách bất hợp pháp trên nửa lãnh thổ phía nam của Việt Nam như một "sáng tạo" thuần túy của người Mỹ nhằm theo đuổi các mục tiêu phản ánh lợi ích riêng của họ (thị trường Đông Nam Á, gia tăng ảnh hưởng ở vị trí chiến lược, ngăn chặn làn sóng xã hội chủ nghĩa…)... Trong khi đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập chính danh trên toàn lãnh thổ Việt Nam vào năm 1945. Ngay trong năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội theo chế độ phổ thông đầu phiếu trên toàn quốc với sự tham gia của đông đảo nhân dân và đã có bản Hiến pháp đầu tiên được thông qua – hai sự kiện này đặt cơ sở pháp lý vững chắc cho nhà nước dân chủ mới khai sinh. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dù đang trên thế thắng về mặt quân sự (với trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu) vẫn chấp nhận một cuộc tổng tuyển cử sòng phẳng trên tinh thần hòa hợp để thống nhất đất nước đang tạm thời bị chia cắt. Tuy nhiên cả phía Mỹ và cái gọi là Việt Nam Cộng hòa đều kiên quyết từ chối thiện chí đó... Ông Ngô Đình Diệm - do CIA (Mỹ) "tìm thấy" và đưa về Việt Nam làm Thủ tướng của chính phủ bù nhìn Bảo Đại - đã tuyên bố không có tổng tuyển cử gì hết, trắng trợn vi phạm Hiệp định Geneva, và đi ngược lại nguyện vọng thống nhất của dân tộc...Nền tảng trực tiếp cho sự ra đời của Việt Nam Cộng hòa là chính thể Quốc gia Việt Nam (1949-1955) – đây là một chế độ bù nhìn do Pháp lập nên trong thời kỳ kháng Pháp và do Bảo Đại (mất ngôi hoàng đế sau Cách mạng tháng Tám) làm quốc trưởng. Quốc kỳ "ba que" của Việt Nam Cộng hòa cũng chính là quốc kỳ của "Quốc gia Việt Nam" được Pháp "trao trả độc lập"... Về bản chất chính trị, "Việt Nam Cộng hòa" đại diện cho các tầng lớp tư sản mại bản và phong kiến thân Mỹ... Bước chuyển từ "Quốc gia Việt Nam" sang "Việt Nam Cộng hòa" là bước chuyển từ làm tay sai cho thực dân Pháp sang làm tay sai cho đế quốc Mỹ... Còn tính chính danh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là rất cao, nên Mỹ không thể lấy cớ để lôi kéo quân của Liên Hợp Quốc vào lãnh thổ Việt Nam tham chiến như đã từng xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.[123]

Bên cạnh đó, Việt Nam Cộng hòa không phải là một chính thể được lòng dân. Cũng Đài Tiếng nói Việt Nam nhận định:

"Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, lòng dân luôn hướng về Đảng Cộng sản Việt Nam, cả ở miền Bắc lẫn miền Nam... Ở miền Nam liên tục diễn ra các cuộc biểu tình của dân chúng, của Phật giáo, sinh viên, trí thức, ký giả... các hoạt động đấu tranh vũ trang rộng khắp của quần chúng phá thế kìm kẹp ở nông thôn (như phong trào đồng khởi ở Bến Tre và toàn Nam bộ)... Nằm ngay cửa ngõ Sài Gòn là khu "đất thép" Củ Chi của các du kích và quân giải phóng miền Nam, tồn tại bao năm như cái gai thách thức chế độ Mỹ-ngụy... Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968 đã giáng một đòn mạnh, chỉ cho thế giới thấy chính thể Việt Nam Cộng hòa mất lòng dân đến mức nào... Vì rõ ràng, những người cộng sản không thể tiến hành một cuộc tấn công đồng loạt, rộng khắp và mãnh liệt trong thời gian dài như vậy (trên toàn đô thị miền Nam, trong điều kiện hết sức khó khăn) nếu thiếu sự che chở bao bọc của đông đảo nhân dân...Nếu Việt Nam Cộng hòa thực sự hợp lòng dân, được nhân dân ủng hộ thì có lẽ sẽ không xuất hiện Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam (vào năm 1960), cùng với lực lượng Quân Giải phóng miền Nam (năm 1961), rồi sau đó là chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (vào năm 1969) ngay trên phần đất của miền Nam Việt Nam, với nhân lực chính là người miền Nam, nói giọng miền Nam. Như vậy ở phía nam vĩ tuyến 17 đã hình thành 2 vùng kiểm soát với 2 quân đội tương ứng, khiến cho tính hợp pháp và chính danh của chế độ Việt Nam Cộng hòa vốn đã kém lại càng bị thách thức nghiêm trọng...Thậm chí ngay cả ở những vùng Mỹ-ngụy chiếm giữ, vẫn tồn tại song song hai hệ thống chính quyền, hai lực lượng. Một bên là chế độ ngụy công khai, một bên là các đảng bộ cộng sản cùng các đơn vị công an và bộ đội địa phương hoạt động ngầm tương ứng với các đơn vị hành chính... Lực lượng tình báo cách mạng đã xâm nhập hết sức hiệu quả vào bộ máy an ninh tình báo ngụy và hệ thống chính quyền ngụy, kể cả ở cấp cao nhất... Trước giờ cáo chung, ngụy quyền còn tuyên truyền quân giải phóng sẽ dìm Sài Gòn trong biển máu. Nhưng cuối cùng thì không có cuộc tắm máu nào như thế cả. Các hình ảnh do chính phóng viên ảnh và quay phim nước ngoài ghi lại đã cho thấy quần chúng hồ hởi đón chào quân giải phóng đến nhường nào trong trưa 30/4/1975 tại Sài Gòn... Như vậy, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng cuộc Chiến tranh Việt Nam 1955-1975 không phải là nội chiến mà là cuộc kháng chiến chính nghĩa do toàn dân tiến hành chống lại ngoại xâm và tay sai của ngoại bang."[123]

Năm 1965, khi trả lời phỏng vấn nhà báo nước ngoài về việc đàm phán hòa bình có phụ thuộc chủ yếu vào Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và chính quyền Sài Gòn (chỉ Việt Nam Cộng hòa) hay không, chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố[124]:

Về câu hỏi này, lập trường 4 điểm của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã trả lời rõ (Chính phủ Mỹ phải chấm dứt ngay những cuộc tiến công bằng không quân vào lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, rút quân đội và các loại vũ khí Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam); và tuyệt đối không có vấn đề “chính quyền Sài Gòn”, một sản phẩm do đế quốc Mỹ nặn ra mà nhân dân chúng tôi phỉ nhổ và không một ai trên thế giới đếm xỉa đến.

Quan điểm của chính quyền Mỹ

Tài liệu được giải mật của Lầu Năm Góc vào năm 2010 cũng viết: "Không có sự yểm trợ của Hoa Kỳ, Diệm hầu như chắc chắn không thể đứng vững được ở miền Nam... Nam Việt Nam, về bản chất, là một sáng tạo của Hoa Kỳ"[125] Thậm chí tổng thống Mỹ Nixon trong lúc tức giận còn từng nói: "Không thể để có cái đuôi chó phản lại cái đầu con chó được."[126]

Tại cuộc họp do Hội "American Friends of Vietnam", một tổ chức vận động ủng hộ Ngô Đình Diệm ở Washington D.C. ngày 1/6/1956, John F. Kennedy (về sau là Tổng thống Mỹ) tuyên bố: “Nếu chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ [chỉ Việt Nam Cộng hòa] thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng ta chủ tọa lúc nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng ta giúp định hình tương lai của nó (…). Đó là con cái của chúng ta - chúng ta không thể bỏ rơi nó, chúng ta không thể không biết tới những nhu cầu của nó”.[9]

Thượng nghị sĩ Donald Duncan sau khi từ Việt Nam về nước đã cho xuất bản một bản báo cáo về cuộc chiến tranh Việt Nam đăng Tạp chí Ramparts (tháng 02/1965), trong đó ông đã nhận xét: “Tôi đã phải chấp nhận thực tế rằng… đại đa số người dân Việt Nam ủng hộ Việt Cộng và chống lại chính phủ Sài Gòn"[127]

Trung tướng Bernard Trainor, từng phục vụ ở Việt Nam hai lần, của cả hai loại hình Chiến tranh đặc biệtChiến tranh cục bộ, so sánh cuộc chiến ở Việt Nam với cuộc chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ: "Tôi thấy cuộc kháng chiến của Việt Nam có nét tương đồng với cuộc Cách mạng của Mỹ. Cũng như các nhà cách mạng Mỹ thời đó, người Việt quyết chiến đến cùng. Những người dân Mỹ hồi đó đã đi tới một quyết định rằng độc lập là thiết yếu. Họ đặt cược tính mạng và của cải của mình vào sự nghiệp giành độc lập... Hy vọng ban đầu là thu phục trái tim khối óc của người dân, nhưng hy vọng này đã bị tan tành bởi sự thất bại của chính quyền Sài Gòn trong việc giành tín nhiệm của người dân và chiến lược Tìm và diệt của Westmoreland…".[128]

Quan điểm của giới chức Việt Nam Cộng hoà

Các quan chức cấp cao Việt Nam Cộng hoà cũng công nhận sự lệ thuộc của họ vào Hoa Kỳ. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đã từng phát biểu:

"Nếu Mỹ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi dinh Độc Lập!".[129]

Trong bài viết "30/4/1975, Dương Văn Minh và tôi", Nguyễn Hữu Thái thuật lại lời Tổng thống Dương Văn Minh đã nói với ký giả Francois Vanuxem khi được ông này khuyên rút về Vùng 4 chiến thuật để chờ Trung Quốc can thiệp nhằm tìm một giải pháp trung lập hóa Miền Nam:

"Hết Tây (Pháp) rồi đến Mỹ, chẳng lẽ bây giờ còn đi làm tay sai cho Tàu nữa sao!".[130]

Ông Hồ Ngọc Nhuận, một dân biểu thời Việt Nam Cộng Hòa trả lời phỏng vấn năm 2009:

"Ngày xưa tôi gọi đây là chiến tranh của Mỹ tại vì ổng (Mỹ) vô trong này từ cấp lớn đến cấp nhỏ ổng đều ở trên đầu, ổng làm cố vấn hết. Từ trên xuống dưới là của ảnh hết, súng cũng của ảnh, hành quân cũng của ảnh, đánh gì cũng của ảnh và trách nhiệm cũng của ảnh. Còn ông tổng thống trước khi ổng chạy đi thì ổng lên tiếng chửi Mỹ. Cái người ủng hộ Mỹ nhất mà cũng quay lại chửi Mỹ thì hỏi tôi không chống Mỹ sao được?"[131]

Năm 2005, khi và trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên, nguyên Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ nhận định rằng:

"Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm "kép nhất". Vì vậy ai cũng cho rằng đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi chỉ là những kẻ đánh thuê..."[132]

Trong bộ phim tài liệu của hãng PBS, ông kể rằng mình cùng Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn KhánhNguyễn Chánh Thi từng bị đại sứ Mỹ triệu tập và đập bàn ghế trách mắng thậm tệ, rằng:

"Từ nhỏ tới lớn, ngay cả cha ruột cũng chưa bao giờ chửi mắng tôi nặng nề và lâu đến như vậy"[133]

Tướng tổng tư lệnh Nguyễn Khánh thì phải rời khỏi Việt Nam bởi mệnh lệnh từ chính Đại tướng Mỹ Maxwell D. Taylor, năm sau Nguyễn Chánh Thi cũng chịu chung số phận.[134]

Đại tướng Cao Văn Viên viết trong hồi ký:

"Chúng ta không có trách nhiệm về chiến tranh. Trách nhiệm về cuộc chiến ở đây là của người Mỹ. Chính sách đó do họ đề ra, chúng ta chỉ theo họ mà thôi !"[135]

Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh thì nói:

"Tôi nói thật, trong tất cả các đời tổng thống Việt Nam Cộng hòa, ai mà Mỹ không ưa thì người ấy bị hất đổ ngay... Người Mỹ họ có đường lối của họ: đó là họ phải nắm chỉ huy ở miền Nam này. Họ chỉ huy trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế tới ngoại giao Mỹ đều nắm hết."[136]

Nguyễn Tiến Hưng, bộ trưởng kinh tế Việt Nam Cộng hoà nhận xét về sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hoà:

Tôi cũng đồng ý với câu phương châm "tiên trách kỷ, hậu trách nhân" của người xưa. Trước những thất bại, ta phải tự trách mình trước. Về chính trị, các bình luận gia thường nêu lên những yếu kém, khuyết điểm của lãnh đạo và người dân Việt Nam Cộng hoà. Lãnh đạo thì độc tài, thiếu khả năng, quá tin vào Mỹ, tham nhũng, có khi còn xa hoa quá mức. Nhân dân thì chia rẽ, một phần thì thờ ơ, chống đối, chán chường một cuộc chiến dài lê thê.
Tất cả những nhận xét trên, không ít thì nhiều đều có phần xác đáng. Tuy nhiên, sau khi theo rõi cuộc chiến nhiều năm, trước hết là từ ngay trên đất Mỹ (vào những năm 1958-1972), cũng như đã được chứng kiến những sự việc ở hậu trường trong ba năm cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà (1973-1975), rồi nghiên cứu thêm từ đó, tôi vẫn khẳng định rằng sự lệ thuộc vào Hoa Kỳ gần như hoàn toàn, cả về vật chất lẫn tâm lý đã là yếu tố quyết định (cho sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hoà).
Về mặt kinh tế, khi chiến tranh leo thang, sản xuất trong nước không phát triển được, lại còn tụt hậu, cung ứng cho nhu cầu của nhân dân phải dựa vào đôla của Mỹ để nhập cảng. Những sản phẩm cho nhu cầu từ ăn, ở, mặc, tới vận chuyển, một tỷ lệ rất quan trọng được đáp ứng từ viện trợ Mỹ... về vật chất, sự lệ thuộc đã hầu như là toàn diện. Tình trạng này lại còn dẫn tới sự lệ thuộc về tinh thần và tâm lý. Nếu Mỹ còn giúp, thì các nhà lãnh đạo và quân đội Việt Nam Cộng hoà còn chịu đựng, chiến đấu. Nếu có dấu hiệu là Mỹ bắt đầu bỏ, thì tinh thần bắt đầu sa sút. Tới lúc bỏ thật là sụp đổ
...Về chính trị, phía Mỹ luôn chủ động như vậy, còn về quân sự? Ngay từ lúc Mỹ mới nhúng tay vào Miền Nam cũng đã có sự bất đồng về chiến thuật giữa các cố vấn Mỹ và tướng lãnh Việt Nam Cộng hoà. Trong một buổi họp, viên tư lệnh Mỹ ở Miền Nam, Tướng John W. O'Daniel đã nói toạc ra là "Ai chi tiền thì người đó chỉ huy" (Who pays, commands)...
Khi Việt Nam Cộng hoà hấp hối, Henry Kissinger còn nguyền rủa: "Sao chúng (Việt Nam Cộng hoà) không chết phứt cho rồi? Điều tệ hại nhất có thể xảy ra là chúng cứ sống dai dẳng hoài"[137]

Nguyễn Văn Ngân, nguyên trợ lý đặc biệt của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đã nhận xét:

"Người Mỹ đã thay thế người Pháp với chính sách thực dân mới. Vào thế kỷ XX, người Pháp nhân danh khai hóa để khai thác tài nguyên thuộc địa, nay người Mỹ nhân danh dân chủ để khai thác xương máu người Việt trong việc thiết lập một "tiền đồn chống Cộng" tại Đông Nam Á... Nền dân chủ mà người Mỹ tán dương khi can thiệp vào Việt Nam là nền dân chủ được định nghĩa trong quyền lợi của Mỹ, một thứ phó sản được dùng làm bình phong để thực hiện chính sách chia để trị, thiết lập đạo quân thứ năm, khuyến khích tình trạng vô chính phủ, nội loạn… để dễ bề khuynh loát và khi cần thiết để thực hiện các cuộc đảo chính và ám sát lãnh tụ quốc gia bằng bàn tay của các tay sai bản xứ…"[138]

Tướng Nguyễn Hữu Có, Phó thủ tướng, kiêm Tổng trưởng Quốc phòng, đồng thời là Tổng tham mưu trưởng Việt Nam Cộng hòa:

"Sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn cũ (Việt Nam Cộng hòa) là tất yếu"[139]

Quan điểm của phong trào phản chiến tại Mỹ

Người biểu tình phản chiến Mỹ với sự châm biếm: Đế quốc Mỹ và "Con rối Sài Gòn"

Năm 1972, Uỷ ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ tổ chức một cuộc điều trần về cuộc chiến tranh Việt Nam suốt ba ngày liền, xoay quanh chủ đề nguồn gốc, nguyên nhân của cuộc chiến Việt Nam và những bài học rút ra từ đó. Bốn học giả có tên tuổi đại diện cho phong trào phản chiến Leslie Gelb, James Thomson, Arthur SchlesingerNoam Chomsky, từng nghiên cứu nhiều về Việt Nam, được Quốc hội Mỹ mời đến báo cáo góp ý kiến cho Quốc hội về cuộc chiến tranh Việt Nam. Đánh giá về Việt Nam Cộng hòa, giáo sư Noam Chomsky của học viện MIT đã nói:

"Chính phủ Nam Việt Nam đã trở thành nơi ẩn nấp của những người Việt Nam từng đi theo Pháp trong cuộc chiến đấu chống lại nền độc lập của đất nước họ. Chính phủ Nam Việt Nam không có cơ sở thành trì trong nhân dân. Nó đi theo hướng bóc lột dân chúng nông thôn và tầng lớp dưới ở thành thị, trên thực tế nó là sự tiếp tục chế độ thuộc địa của Pháp"[7]

Theo một góc nhìn khác, tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong quyển sách "Những Bí mật về Chiến tranh Việt Nam" đã viết:

"Không hề có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía (Việt Nam Cộng hòa) hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì đó không phải là một cuộc nội chiến..."[140]

Quan điểm của giới sử gia phương Tây

Nhiều nhà sử học phương Tây thì xem chính thể này như là sản phẩm của chính sách can thiệp thực dân mới mà Mỹ tiến hành tại Đông Nam Á.[141][142][143]

Nhà sử học Frances FitzGerald viết:

"Chiến thắng của họ (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) là chiến thắng của dân tộc Việt Nam - người Bắc cũng như người Nam. Khác xa với một cuộc nội chiến, cuộc đấu tranh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là một sự khẳng định nguyên tắc thống nhất dân tộc mà chính quyền Sài Gòn đã tuyên bố ủng hộ rồi phản bội"[144]

Nhiều sử gia cho rằng chính thể này là một chính phủ con rối của Mỹ.[145] Chuyên gia bình định, Trung Tá Mỹ William R. Corson thừa nhận rằng "vai trò của chế độ bù nhìn của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là "cướp bóc, thu thuế, tái lập lại địa chủ, và tiến hành trả thù chống lại người dân". Nhà sử học James Gibson tóm tắt tình hình: "Chế độ miền Nam Việt Nam không có khả năng chiến thắng vì không có sự ủng hộ của những người nông dân, nó đã có không còn là một "chế độ" theo đúng nghĩa. Liên minh chính trị bất ổn định và hoạt động bộ máy thì quan liêu. Hoạt động của chính phủ dân sự và quân sự đã hầu như chấm dứt. Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã gần như tuyên bố quyền kiểm soát tại các khu vực rộng lớn... nó rất khác với một chính phủ Sài Gòn yếu ớt, không có nền dân chủ cơ bản và một mong muốn mạnh mẽ cho sự thống nhất Việt Nam".[146]

Craig A. Lockard nhận xét rằng:

"Trong sự khinh thường của những người Mỹ mà họ phục vụ, Việt Nam Cộng hòa chỉ là một thứ công cụ để hợp thức hóa việc phê chuẩn, nếu không phải là thường bị loại ra khỏi sự chỉ đạo của Mỹ. Việt Nam Cộng hòa hiếm khi đưa ra chính sách lớn, họ thậm chí còn không được tham khảo ý kiến về quyết định của Mỹ năm 1965 đưa một lực lượng lớn quân vào tham chiến trên bộ."[49]

Nhà sử học Gregory Daddis nhận xét: những hành vi tội ác của quân đội Việt Nam Cộng hòa khiến người dân xem họ như kẻ thù. Một nông dân kể rằng "Khi quân đội Việt Nam Cộng hòa tới, mọi người trong làng đều bị đe dọa... Quân đội thoải mái đánh đập bất cứ ai, giết bất cứ ai", người khác kể rằng "cứ mỗi lần quân đội Việt Nam Cộng hòa tới thì lại càng có nhiều người dân ủng hộ Việt cộng". Khi được hỏi tại sao người dân không ủng hộ chính phủ Sài Gòn, một người dân trả lời "vì quân đội Việt Nam Cộng hòa... thường xuyên đốt nhà của dân làng và hiếp dâm phụ nữ". Không có cách nào để Việt Nam Cộng hòa có thể đánh bại đối phương khi mà người dân đã xa lánh họ và quan hệ thân thiết với quân Giải phóng.[147]

Nhà sử học Marilyn Young nhận xét:

"Sự tha hóa tư sản của chính phủ Nam Việt Nam từ thời Diệm đã trở nên tồi tệ hơn khi người khác kế nhiệm ông. Chính quyền Sài Gòn vô vọng, tham nhũng, đàn áp dân chủ dữ dội. Đến cuối thập niên 1960 đã có hàng ngàn tù nhân chính trị ở Nam Việt Nam. Bầu cử là một trò hề, không có quá trình cải cách khả thi cho chính quyền Sài Gòn và kết quả là nhiều nhà cải cách tham gia cuộc đấu tranh vũ trang của đối phương." Trong khi Việt Minh đã giảm thuế, xóa nợ và cho thuê đất với nông dân nghèo, Diệm đã đưa giai cấp địa chủ trở lại. Nông dân đã phải trả lại đất cho địa chủ rồi phải trả tiền thuê đất. Tiền thuê đất này được thu bởi quân đội Nam Việt Nam. Điều này tạo ra một cơn giận dữ ở nông thôn, quân đội Nam Việt Nam bị mắng chửi là "tàn nhẫn hệt như bọn Pháp", kết quả là tại nông thôn, 75% người dân ủng hộ quân Giải phóng, 20% trung lập trong khi chỉ có 5% ủng hộ chế độ Sài Gòn.[148]

James M. Carter, giáo sư Đại học Drew nhận xét trong sách "Inventing Vietnam: The United States and State Building, 1954-1968" (Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2008) như sau[149]:

Chính thể Sài Gòn không thể tự nuôi nổi chính mình; thậm chí không thu đủ lợi tức cho hoạt động hàng ngày. Họ phải phụ thuộc vào viện trợ Mỹ... Từ trước đó, giới chức Mỹ đã thôi nói về xây dựng quốc gia, cải cách ruộng đất, dân chủ, minh bạch. Thay vào đó, họ bàn về một cuộc chiến phải thắng trước những kẻ thù của nhà nước hư cấu "miền Nam Việt Nam" (fictive state).

Quỹ đạo này của chính sách Mỹ khiến người ta gần như không thể nói thực về thành công, thất bại, đặc biệt là với các nhà hoạch định chính sách. Chưa bao giờ Hoa Kỳ đạt tới mục tiêu là chính thể Sài Gòn có thể tự mình tồn tại mà không cần dựa vào viện trợ Mỹ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Việt_Nam_Cộng_hòa http://74.125.153.132/search?q=cache:a_Vftqk5on4J:... http://www.bbc.com/vietnamese/specials/170_viet_st... http://books.google.com/books?id=Ty7NAG1Jl-8C&pg=P... http://huongduongtxd.com/offshoreoilexploration.pd... http://www.mobility-consultant.com/fileadmin/pdf/a... http://quangduc.com/lichsu/13nienbieupgvn3.html http://www.rsssf.com/tablesz/zviet-intres.html http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-45949919.htm... http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon/pent...